Nồi, niêu, xoong, chảo là một trong những đồ dùng phải có trong nhà bếp của bạn. Nhưng việc bạn sử dụng những mẫu bếp từ hiện đại khiến cho việc chọn nồi dùng được cho bếp từ không đơn giản. Trên thị trường hiện nay xuất hiện quá nhiều sản phẩm nồi dành cho bếp từ, bếp điện từ và bạn thì đang băn khoăn với những câu hỏi như: nồi nào dùng cho bếp từ? cách chọn nồi cho bếp từ? nồi hãng A có tốt không? Bài viết này sẽ phân tích về mặt bản chất cho bạn và gợi ý cho bạn một dòng sản phẩm.
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA NỒI TỪ
Trước hết chúng ta cần phải nhắc lại điều này, nguyên lý của bếp từ hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ, giống như bộ đổi điện, biến thế, chỉnh lưu, hay động cơ quạt… Chúng đều có lõi thép bên trọng vòng dây. Nhưng ở bếp cảm ứng điện từ thì nó khác một chút là vòng dây thì đặt ở dưới mặt kính bếp từ và lõi thép thì lại biến thành đáy nồi. Vì đáy nồi khép kín nên toàn khi bếp hoạt động làm đáy nồi sản sinh ra dòng điện, dòng điện dưới đáy nồi là dòng khép kín nên tự chuyển hóa thành nhiệt năng và làm nóng thức ăn bên trong.
Để nồi có thể dùng được cho bếp từ thì điều đầu tiên và cũng là điều cuối cùng đó là đáy xoong nồi phải nhiễm từ (tức là nam châm hút được đáy nồi). Vì chỉ có khi đó hiện tượng cảm ứng điện từ mới sinh ra và làm nóng nồi chảo.
NHỮNG LOẠI NỒI DÙNG CHO BẾP TỪ
Chắc hẳn khi đã biết được điều quan trọng nhất là nồi dùng cho bếp từ phải hút được nam châm, cơ bản là bạn có thể biết cách chọn được nồi rồi. Tuy nhiên thì xoong nồi hiện nay có rất nhiều loại và mẫu mã.
Nồi lẩu cho bếp từ: đây thực chất là nồi làm hoàn toàn bằng inox nhiễm từ, loại này thường thì thiết kế duy nhất 1 đáy. Truyền nhiệt nhanh và mỏng đảm bảo tốc độ nấu nhanh đến bất ngờ. Tuy nhiên loại nồi này thì trong siêu thị chắc không có, bạn nên ra những cửa hàng ở trong chợ thì sẽ dễ tìm hơn. loại này tương đối rẻ, trên dưới 100.000đ là có chiếc nồi dùng tốt. Ngoài ra các hãng lớn cũng sản xuất, tương đối màu mè và kiểu cách, chỉ là tôi thấy không cần thiết nên tôi không giới thiệu.
Nồi 3 đáy: là nồi có 1 đáy và 3 lớp. Ba lớp này bao gồm: dưới cùng là thép nhiễm từ, ở giữa là nhôm và trên dùng là thép chịu mài mòn cao, muối và axit. Hiện nay các nồi từ gần như yêu cầu tối thiểu phải là 3 đáy trong việc sử dụng hiệu quả, bền và tiết kiệm điện. Còn nếu nồi bạn có 5 đáy thì cũng tốt.
Nồi 5 đáy: là sản phẩm nồi có 5 lớp gồm: dưới cùng là thép nhiễm từ, 3 lớp ở giữa làm nhiệm vụ truyền nhiệt và gia cố định hình chịu lực sản phẩm. Lớp trên cùng là chịu mài mòn và Axit, nên nếu bạn thử nam châm ở nồi 3 đáy và nồi 5 đáy thì chỉ có đáy mới hút nam châm, không giống như nồi 1 đáy nêu trên ở đâu cũng hút được nam châm.
Nồi 7 đáy: là loại nồi inox xen kẽ giữa inox nhiễm từ, nhôm và inox chống mài mòn giống như nồi 5 đáy tuy nhiên là nó có 7 đáy(lớp). Những mẫu 7 đáy thường có trọng lượng rất rất nặng nhưng chính vì nó nặng và kết hợp từ nhiều lớp (layer) nên khả năng chống cong vênh so với thời gian sẽ tốt hơn nhiều so với loại 3 đáy. Những loại này thường là nồi dùng cho bếp từ của Đức, tuy nhiên có một nhược điểm, càng nhiều đáy thì tốt độ nấu càng chậm đi(do nhiệt dung lớn), đồng thời giảm tốc độ cực nhiều nếu bạn dùng bếp hồng ngoại, và nếu nấu bằng bếp gas thì sẽ rất tốn gas.
PHÂN LOẠI THEO TÍNH NĂNG SỬ DỤNG
Hình thức trên là phân loại theo cấu tạo của sản phẩm nhưng giờ chúng ta sẽ phân loại theo mục đích sử dụng của sản phẩm để bạn dễ hình dung hơn về các dòng sản phẩm này. Đầu tiên là:
Nồi luộc gà: thường là những nồi inox có kích thước đáy lớn, rộng tối thiểu là 26cm và có thể lên đến 32cm. Chiều cao nồi có thể lên tới 25-30cm tùy vào các hãng. Những nồi luộc gà inox này thường được cấu tạo 3 đáy để đạt hiệu suất sử dụng năng lượng cao nhất, những chiếc nồi dùng để luộc gà này thường có kích thước lớn, rộng hơn cả vòng từ kí hiệu trên mặt bếp nên những bếp nhỏ sẽ đặt “hơi chật”.
Nồi nấu bột(quánh) từ: là một dạng nồi nhỏ có kích thước đáy nồi khoảng 14-16cm và có quay cầm cách nhiệt, nhưng mẫu nồi này thường có thiết kế hơn giản, nếu không muốn nói là cực kỳ đơn giản.
Nồi áp suất: cực kỳ quan trọng trong việc đun nấu các món cần nấu nhừ như sốt vang, súp gà, cháo, gà tần thuốc bắc…
Nồi ủ: là một dạng kết hợp giữ cặp lồng giữ nhiệt và nồi áp suất, sản phẩm nồi ủ thiết kế đáy inox nên sẽ dùng được cho bếp gas, bếp điện bếp từ, tuy nhiên sản phẩm này không quá là thực sự cần thiết trong gia đình bạn.
Nồi hấp(đồ xôi): thường được thiết kế thêm khay hấp bằng inox sử dụng tận dụng đặt ngay trên những nồi to nhất trong cả bộ nồi. Cũng có một số sản phẩm có nồi hấp bếp từ riêng tuy nhiên xu hướng hiện nay là tận dụng việc sử dụng thêm khay hấp để tránh việc phải mua nhiều.
Ấm đun nước cho bếp từ: là một trong những sản phẩm đang được tìm kiếm nhiều trên thị trường do một số điều kiện khiến các hãng không thích(hoặc không muốn) sản xuất ấm từ. Có lẽ do có máy lọc nước rồi nên không dùng ấm nữa.
Chảo từ: hiện nay trên thị trường có nhiều loại chảo dùng cho bếp từ được bán nhiều tại siêu thị, theo kinh nghiệm thì bạn thực sự là nên cân nhắc với những sản phẩm bán đại trà đó do chất lượng lớp chống dinh của sản phẩm thực sự không an tâm. Những loại chảo này có thể tạm chia ra thành:
- Chảo từ giá rẻ trong siêu thị: đáy có gắn một lớp thép, chống dính dễ bong như Kangaroo, Goldsun…
- Chảo hoàn toàn bằng inox: nồi đồng cối đá nhưng dễ bị xỉn màu
- Chảo từ phủ Teflon: loại này có chất lượng tầm trung
- Chảo từ phủ gốm: loại hơi cao cấp.
HIỆN TƯỢNG BẾP KHÔNG NHẬN NỒI VÀ HIỆN LỖI E1
Bếp hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng dòng điện từ để làm nóng trực tiếp từ nồi nấu. Do đó, nồi nấu bếp từ phải được chế tạo từ các vật liệu như thép (gang, men sắt, thép không gỉ) hoặc inox với bề mặt đáy phẳng và có đường kính từ 10 cm – 26 cm. Dùng đúng nồi, bếp sẽ cho hiệu suất truyền nhiệt cao và ít gây tổn thất nhiệt.
Không nên dùng các dụng cụ nấu nướng bằng thủy tinh, đồng, nhôm hoặc nồi có đáy cong hoặc lõm và đường kính nhỏ hơn 10 cm cho bếp từ. Các loại nồi này không thể làm nóng trên bếp từ hoặc có hiệu suất sinh nhiệt thấp, nhiệt lượng bếp tạo ra không đủ có thể làm cuộn dây của bếp nóng lên, có thể gây nguy hiểm cho bếp (chập mạch, cháy nổ).
Các trường hợp này không xảy ra với các mẫu bếp từ Trung Quốc, Việt Nam hay Malaysia và các nồi inox của Việt Nam sản xuất bếp nào cũng dùng được hết.
CÓ NÊN MUA NHỮNG BỘ NỒI CÓ SƠN MÀU XANH, ĐỎ, TÍM, VÀNG KHÔNG?
Thật sự thì việc này không cần thiết. Vì theo thời gian những bộ nồi đó sẽ bị bong ra, đặc biệt là những loại nồi hay chảo rẻ ở siêu thị, chất sơn khá kém chất lượng và bạn sẽ phải bỏ cái chảo đó đi trong vòng từ 1-3 năm(không tính hàng châu Âu). Bạn nên sử dụng những sản phẩm toàn inox không thôi, bền hơn rất nhiều.
CÁCH PHÂN BIỆT CÁC SẢN PHẨM NỒI TRUNG QUỐC VỚI THƯƠNG HIỆU XỊN
Trước hết phải nói luôn rằng chất lượng nồi dùng cho bếp từ tuy khó biết được ngay ban đầu nhưng không phải là không có cách. Hãy luôn tin rằng cuộc sống luôn có cách của nó. Chẳng hạn, nồi inox Trung Quốc cảm giác cầm trên tay nhẹ, mỏng và giá rẻ. Nhìn bề ngoài loại nồi này bóng loáng(mạ kẽm) nhưng các chi tiết như quai hay tay cầm… quá thô.
Xem xét kỹ một chút sẽ thấy dưới đáy nồi từ inox xuất xứ châu Âu thường có dập nổi các thông tin như tên nhà sản xuất, số lượng lớp đáy (“3 ply” tức là 3 lớp, “5 ply” là 5 lớp), hoặc ít nhất là in nhưng nét in “rất nét” các loại bếp hỗ trợ: từ, halogen, gas… Ngoài ra bên trong nồi có vạch báo mức nước tương ứng với thang đo thấp nhất là 0.25L. Nồi Trung Quốc thường thiếu các thông tin này.
Hiện nay trên thị trường có nhiều thương hiệu nồi bếp từ nhập khẩu, thật sự thì chất lượng không lệch nhau nhiều lắm. Ngoài ra bạn nên chú ý đáy nồi, độ dày đáy nồi quyết định “suất điện động” để biến đổi thành nhiệt năng.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thể chọn cho bếp từ nhà mình những chiếc nồi phù hợp nhất.
Có thể bạn quan tâm:
Nồi ủ Thermos KBG-4500-CS 4.5L
Giá gốc là: 3.000.000đ.2.650.000đGiá hiện tại là: 2.650.000đ.Nồi ủ Thermos KBG-4500-CBW 4.5L
2.650.000đBộ nồi từ Circulon 13 món
6.900.000đ