Tủ lạnh đã trở thành một thiết bị vô cùng tiện lợi giúp chúng ta bảo quản thực phẩm. Nhưng trước khi tủ lạnh ra đời, ông bà ta đã sử dụng những phương pháp bảo quản thực phẩm nào? Cùng khám phá ngay trong bài viết dưới đây nhé.
1. Bảo quản bằng cách muối
Một trong những phương pháp bảo quản thực phẩm phổ biến nhất của người xưa là ướp muối. Muối không chỉ giúp bảo quản thực phẩm mà còn tạo ra những món ăn với hương vị rất đặc trưng.
Ướp muối để bảo quản cá
Trước đây, thịt, cá sẽ được ướp muối để bảo quả lâu hơn.Muối hút nước ra khỏi thực phẩm, tạo ra môi trường không thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Sau khi được muối, chúng có thể sử dụng được trong nhiều tháng. Ngoài muối thịt, cá, các loại rau củ như cải, cà rốt, hoặc dưa leo cũng có thể muối để kéo dài thời gian bảo quản lên đến 1 tuần.
Phương pháp ướp muối không chỉ kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm mà còn là cách để dự trữ thực phẩm trong những thời kỳ khan hiếm. Thực phẩm muối mặn có thể cất sử dụng dần mà không mất đi giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, cần chú ý khi sử dụng vì tiêu thụ quá nhiều thực phẩm muối có thể khiến cơ thể bạn bị thừa muối.
2. Sấy khô và phơi nắng
Sấy khô là một phương pháp bảo quản thực phẩm rất phổ biến từ xưa. Người xưa thường sử dụng ánh nắng mặt trời hoặc hun khói lửa để làm khô thực phẩm.
Phơi nắng cũng là cách kéo dài thời gian bảo quản
Ví dụ, cá tươi sau khi rửa sạch sẽ được treo lên để phơi khô dưới ánh nắng, giúp loại bỏ độ ẩm và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn. Sau 3-5 ngày phơi dưới trời nắng to, cá khô có thể bảo quản đến 1 năm. Trong khi đó, thịt hun khói cũng bảo quản được đến 6 tháng. Món thịt trâu gác bếp hay cá khô vẫn còn phổ biến đến tận ngày nay.
Đối với hoa quả, rau củ sẽ được phơi nắng, giúp giữ được độ ngọt tự nhiên và có thể lưu trữ dùng cả năm. Củ cải khô, nho khô, hồng treo gió,… chính là những món ăn được áp dụng phương pháp bảo quản này.
3. Lên men thực phẩm
Lên men là một quá trình tự nhiên ủ chua giúp bảo quản thực phẩm bằng cách chuyển đổi đường trong thực phẩm thành axit hoặc rượu, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hỏng.
Muối chua, lên men thực phẩm
Người xưa thường ngâm trái cây hoặc ngũ cốc lên men để làm rượu. Rượu nho, rượu gạo, giấm táo,… đều là sản phẩm của quá trình lên men này. Thậm chí, cá và đậu tương sau khi lên men trở thành nước mắm và xì dầu trở thành loại gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của nhiều địa phương.
Lên men không chỉ giúp bảo quản lâu hơn mà còn tạo ra những món ăn bổ dưỡng. Quá trình lên men cũng tăng cường các chất dinh dưỡng và enzym có lợi cho sức khỏe.
4. Bảo quản bằng cách ủ tro/chôn trong đất
Ở nhiều vùng miền, người xưa còn sử dụng phương pháp chôn thực phẩm trong đất để bảo quản.
Một số loại thực phẩm như củ cải, cà rốt hoặc khoai tây được bảo quản bằng cách chôn dưới đất. Một số thực phẩm như hành, tỏi được bảo quản trong tro để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và giữ cho chúng khô ráo. Phương pháp này giúp giữ cho thực phẩm tươi lâu mà không cần bảo quản lạnh.
Chôn thực phẩm trong đất hoặc ủ trong tro giúp duy trì nhiệt độ ổn định và độ ẩm thấp, tạo điều kiện lý tưởng cho việc kéo dài thời gian bảo quản mà không cần đến công nghệ hiện đại như tủ lạnh.
5. Sử dụng “tủ lạnh thiên nhiên”
Trước khi có tủ lạnh, người xưa đã biết tận dụng nhiệt độ thấp tự nhiên trong hang động hoặc hầm lạnh để bảo quản thực phẩm. Nhiều gia đình ở vùng trung du có hang đá vôi sẽ tận dụng hang đá vôi để bảo quản thực phẩm. Nhiệt độ mát mẻ và ổn định trong hang đá vôi giữ cho thực phẩm tươi lâu hơn.
Ở những vùng có mùa đông lạnh, người ta cũng sử dụng băng tuyết tự nhiên để bảo quản thực phẩm, bằng cách chôn chúng trong các hố băng hoặc sử dụng băng để làm các hầm bảo quản tự chế. Những chiếc tủ lạnh từ thiên nhiên này không chỉ miễn phí, mà còn rất hiệu quả khi bảo quản lạnh thực phẩm.
Kết luận
Khi tủ lạnh chưa ra đời, người xưa đã rất sáng tạo trong việc bảo quản thực phẩm. Ngày nay, tủ lạnh đã tối ưu được tất cả các ưu điểm của những phương pháp bảo quản trên, mang lại cho người dùng cách lưu trữ thức ăn tiện lợi nhất.