Bạn có biết một trong những nguyên nhân cực kỳ bất ngờ khiến thực phẩm nhiễm khuẩn chéo, chính là từ những thiết bị như tủ lạnh, lò vi sóng mà bạn thường sử dụng trong bếp hằng ngày. Cùng tìm hiểu nhé.
Dùng lò vi sóng không đúng cách
Lò vi sóng là một trong những thiết bị nhà bếp rất dễ khiến thực phẩm nhiễm khuẩn chéo. Do lò vi sóng được sử dụng để rã đông các thực phẩm đông lạnh, (thường là đồ tươi sống chưa qua chế biến như thịt, cá, hải sản), những thực phẩm này có thể còn tiềm ẩn các vi khuẩn nguy hiểm trên bề mặt.
Hâm nóng thức ăn trong lò không đậy kín
Sau khi sử dụng lò vi sóng để rã đông thực phẩm, người dùng lại tiếp tục sử dụng lò vi sóng để hâm nóng thức ăn chín, thức ăn ăn liền, thức ăn sử dụng trực tiếp. Các vi khuẩn từ bề mặt thực phẩm đông lạnh khi phát tán trong khoang lò vi sóng có thể sẽ xâm nhập vào thức ăn chín. Từ đây, thực phẩm nhiễm khuẩn chéo, không còn an toàn cho sức khỏe của người dùng.
Rã đông thức ăn trong lò cũng không đậy kín
Để hạn chế tối đa tình trạng thực phẩm nhiễm khuẩn chéo trong lò vi sóng, chúng ta có thể áp dụng một trong hai cách sau:
(i) Thường xuyên vệ sinh lò vi sóng sau mỗi lần sử dụng hoặc sau mỗi cuối ngày, cuối tuần.
(ii) Đậy kín bát hoặc túi đựng hải sản, thịt, cá, đồ đông lạnh khi rã đông. Cũng cần đậy kín các bát đựng thức ăn chín cần hâm nóng khi hâm nóng thực phẩm.
Bảo quản lẫn lộn thực phẩm trong tủ lạnh
Bên cạnh lò vi sóng, chiếc tủ lạnh của bạn cũng là một trong những thiết bị khiến thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn chéo.
Tương tự như lò vi sóng, khi chúng ta để các thực phẩm tươi sống vào trong tủ lạnh, không cất chúng trong hộp riêng biệt hoặc ngăn tủ riêng biệt, rồi lại cất thực phẩm chín không được đậy kín vào tủ, thì nguy cơ thực phẩm nhiễm khuẩn chéo là rất cao.
Cất lẫn lộn thức ăn sống – chín trong tủ lạnh
Hơi lạnh trong tủ sẽ được luân chuyển theo hình vòng cung từ các ngăn tủ này sang các ngăn tủ khác. Do đó nếu có một ngăn tủ bị nhiễm khuẩn, vi khuẩn từ thực phẩm đông lạnh, cá thịt sống,… thì tất cả các ngăn tủ khác cũng có thể sẽ xuất hiện tình trạng bị nhiễm khuẩn tương tự.
Giải pháp cho bạn là sử dụng những chiếc tủ lạnh có các ngăn tủ riêng biệt, có thể đóng mở hoàn toàn độc lập với nhau. Cũng nên đậy thật kín thức ăn chín, sử dụng các hộp đựng thức ăn chín kín khí và riêng biệt để bảo quản thức ăn chín, giữ cho chúng an toàn với các thực phẩm tươi sống.
Thực phẩm nhiễm khuẩn ở bếp nấu
Cuối cùng, bếp nấu của bạn cần phải được vệ sinh thường xuyên để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nhất có thể. Khi bạn sử dụng khu vực bếp nấu để chế biến thịt, cá (các nguyên liệu tươi sống), bề mặt thớt, dao của bạn có thể sẽ có rất nhiều vi khuẩn. Hãy chắc chắn rằng, sau mỗi lần chế biến những thực phẩm tươi sống trên, bạn đã vệ sinh dao, thớt và khu vực bàn bếp một cách kỹ lưỡng.
Khu vực bếp nấu kém vệ sinh
Hãy thử tưởng tượng, bạn sử dụng một chiếc thớt thái thịt sống để sử dụng cho việc thái hoa quả, nguy cơ nhiễm khuẩn là vô cùng lớn đúng không nào?
Lưu lại ngay những nhắc nhở của chúng tôi để việc sử dụng nhà bếp trở nên an toàn, hạn chế được tình trạng thực phẩm nhiễm khuẩn chéo nguy hiểm trong các căn bếp nhé.