Chúng ta thường xuyên được nghe các chuyên gia y tế khuyến cáo nên tăng sức đề kháng, tăng hệ miễn dịch để có một cơ thể khỏe mạnh. Vậy bạn có biết, các nguyên nhân chủ yếu gây ra giảm đề kháng, suy giảm miễn dịch ở cơ thể không? Đừng bỏ lỡ bài viết này nhé.
Hít thở không khí ô nhiễm
Không khí ô nhiễm ảnh hưởng rất xấu đến phổi
Ô nhiễm không khí là một vấn nạn xảy ra cực kỳ phổ biến ở các thành phố lớn và dường như chúng ta đã quen với việc hít thở không khí ô nhiễm. Thế nhưng việc này lại ảnh hưởng cực xấu tới cơ thể của bạn. Hít phải khói xăng xe, bụi mịn, hóa chất,… khiến lá phổi của chúng ta bị nhiễm bẩn.
Nên dùng máy lọc khí nếu sống nơi ô nhiễm
Về lâu dài, không khí bẩn ngăn chặn sự tăng sinh của lympho T – một tế bào vô cùng cần thiết của hệ miễn dịch. Cùng với đó, lympho B trong cơ thể – hay còn gọi là miễn dịch thể dịch cũng suy giảm nặng nề, gây ra viêm nhiễm đường hô hấp. Một lá phổi không khỏe mạnh rõ ràng làm hệ miễn dịch của bạn trở nên kém đi.
Nên cố gắng ưu tiên hít thở không khí sạch bằng cách tạo không gian xanh cho môi trường sống, sử dụng máy lọc không khí nếu sống tại khu vực ô nhiễm không khí.
Ăn uống không cân bằng
Đồ ăn nhanh gây áp lực cho hệ bài tiết
Đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chiên rán, các món giàu ngọt và dầu mỡ đều là các món ăn nhiều người ưa chuộng. Nhưng các món ăn này cũng gây áp lực nặng nề lên gan và thận là các hệ bài tiết của cơ thể. Cơ thể không thải độc tố qua hệ bài tiết được cũng là nguyên nhân khiến miễn dịch của bạn kém đi.
Nên thay thế bằng rau củ
Nên hạn chế các thức ăn nói trên, tăng cường rau xanh và thực phẩm tươi mới. Hãy đầu tư một chiếc tủ lạnh tốt để cất trữ nhiều rau xanh, trái cây tươi, mua thêm bếp nấu và tự chế biến món luộc, món hấp. Thay đổi khẩu phần ăn để yêu thương cơ thể hơn.
Trữ nhiều rau củ để bổ sung cho cơ thể
Uống không đủ nước
Bạn uống 3 hay 4 cốc nước mỗi ngày? Con số này có thể là chưa đủ nếu 4 cốc nước của bạn chỉ tổng khoảng 1000ml. Nước giúp thận lọc bỏ các yếu tố độc hại. Từ đó nâng cao sức đề kháng. Bởi vậy bạn nên duy trì thói quen uống đủ lượng nước cần thiết, uống nước ngay cả khi không cảm thấy khát.
Uống đủ nước tốt mỗi ngày
Nên cung cấp nguồn nước tốt cho cơ thể như nguồn nước điện giải, nguồn nước giàu kiềm (dễ dàng có được nhờ máy lọc nước ion kiềm).
Thức quá khuya
Đi ngủ trước 23h
Cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ thì hệ thống miễn dịch sẽ không thể nào tạo đủ lượng tế bào bạch cầu cần thiết để chống đỡ các đợt vi khuẩn tấn công. Bạn nên tắt điện thoại, tắt TV và thực hiện đi ngủ sớm, không thức quá khuya và mỗi đêm nên ngủ được tối thiểu là 5 tiếng nhé.
Stress kéo dài
Cuộc sống bận rộn kéo chúng ta đi với rất nhiều áp lực, lo toan, stress khiến bạn mệt mỏi. Khi lo lắng và áp lực kéo dài khiến nồng độ hormone như testosterone và estrogen bị suy giảm, gây mất thăng bằng, làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.
Tất nhiên là chúng ta không thể bỏ công việc của mình nhưng không nên để stress ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn có thể tìm các phương pháp thư giãn như thiền chữa lành, nghe nhạc thư giãn để giúp tinh thần trở nên tốt hơn, giảm stress.
Lạm dụng thuốc kháng sinh
Ốm uống thuốc, đau đầu uống thuốc, sốt uống thuốc, ho cũng uống thuốc,… Việc lạm dụng thuốc kháng sinh mang lại nhiều hệ lụy, trong đó rõ ràng nhất là khiến cơ thể chúng ta yếu đi.
Tránh uống thuốc “vô tội vạ”
Uống thuốc kháng sinh một cách quá lạm dụng khiến cơ thể giảm khả năng tự chống chịu với vi khuẩn, virus. Ngoài ra, kháng sinh còn dẫn đến giảm lượng cytokine – một hormone cần thiết cho hệ miễn dịch.
Để hệ miễn dịch tự nhiên không bị ảnh hưởng một cách đáng tiếc bởi các loại kháng sinh thông dụng, nên bỏ thói quen uống thuốc không kê đơn. Nên nhớ, các loại kháng sinh cần được bác sỹ chỉ định tùy thuộc thể trạng và nhu cầu, tình trạng bệnh nên bạn đừng “nạp” kháng sinh vô tội vạ vào người nhé.