Khi mới chuyển đổi sử dụng từ bếp gas sang bếp từ, do chưa quen, rất có thể bạn sẽ mắc phải một vài sai lầm này. Cùng theo dõi để tránh ngay nhé.
Rút điện nguồn bếp từ khi nấu xong
Rút điện nguồn bếp từ ngay sau khi bếp nấu xong là sai lầm khá phổ biến của người mới dùng bếp từ. Thậm chí, người sử dụng bếp từ lâu ngày vẫn có thể mắc phải sai lầm này.
Người dùng cho rằng khi dùng bếp từ nấu xong có thể rút điện nguồn để vừa đảm bảo an toàn, lại vừa tiết kiệm điện. Nhưng thao tác rút điện nguồn bếp này lại có thể ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ của bếp.
Tiếp tục giữ điện nguồn để quạt gió bếp từ làm mát
Sau khi bạn tắt bếp từ bằng nút on/off, điện nguồn của bếp từ vẫn chưa ngắt hẳn. Bếp từ vẫn lấy điện nguồn từ ổ điện để vận hành quạt gió làm mát các dây dẫn và linh kiện bếp bị nóng lên. Việc bạn rút điện nguồn vô tình làm bếp không thể làm mát các linh kiện đang rất nóng sau quá trình nấu. Bởi vậy mà tuổi thọ bếp bị giảm sút.
Bạn vẫn có thể rút điện nguồn bếp để tiết kiệm điện, nhưng nên rút sau 5-10 phút, khi quạt gió đã ngừng hoạt động, các linh kiện trong bếp từ đã được làm mát nhé.
Dùng nồi nấu không nhiễm từ với bếp
Chuyển đổi sử dụng từ bếp gas sang dùng bếp từ, bạn có đổi bộ nồi nấu ăn đang sử dụng không? Tất nhiên, nếu nồi nấu của bạn là những chiếc nồi làm bằng chất liệu kim loại có nhiễm từ tính, bạn vẫn có thể dùng cho bếp từ.
Chú ý dùng nồi nấu nhiễm từ cho bếp
Còn nếu bộ nồi nấu trước đó của bạn là bộ nồi gốm, bộ nồi thủy tinh, thì nó không tương thích với bếp từ và bạn cần sắm bộ nồi khác chuyên dụng cho việc dùng bếp từ của mình.
Vệ sinh mặt bếp bằng dung dịch hóa học
Bếp từ không bị bám dính dầu mỡ nhiều như bếp gas và cách lau chùi cũng dễ hơn bếp gas rất nhiều. Nếu như bếp gas đòi hỏi bạn sử dụng các dung dịch lau bếp chuyên dụng để làm sạch thì bếp từ chỉ cần bạn lau sạch bằng khăn mềm là đủ.
Lau chùi mặt bếp chỉ nên dùng khăn mềm
Không cần thiết vệ sinh bếp từ bằng dung dịch hóa học để tránh làm hỏng mặt bếp.
Đặt nhiều đồ vật, thực phẩm lên mặt bếp
Sai lầm này thường gặp phải ở những gia đình lắp đặt và dùng bếp từ âm. Do bề mặt bếp là mặt phẳng với bàn bếp nên nhiều chị em vô tư đặt để các túi thực phẩm lớn mới mua về lên.
Mặt bếp chỉ đặt nồi nấu, không đặt đồ vật khác
Mặt bếp từ làm bằng kính cường lực chịu nhiệt, chịu lực tốt nhưng nếu bạn cứ liên tục đặt đồ vật khối lượng lớn lên mặt bếp sẽ gây sức ép rất lớn lên mặt bếp. Nếu khối lượng đồ vật quá nặng, mặt bếp còn có thể bị nứt vỡ. Tốt hơn hết bạn nên hạn chế đặt để đồ vật lên bề mặt bếp nhé.
Không lau chùi bếp sau khi nấu
Bạn có thói quen lau chùi bếp sau khi nấu ăn mỗi ngày không? Nếu chưa có thói quen này, bạn cũng đang mắc phải sai lầm khi sử dụng bếp từ đấy.
Lau chùi sau khi dùng để bếp từ luôn mới, sạch
Không giống như bếp gas có thể chỉ cần tháo ra và đem rửa sau mỗi tuần sử dụng, bếp từ cần được vệ sinh thường xuyên. Bề mặt bếp từ khi đã bám dính đầy dầu mỡ rất khó có thể đặt nồi nấu lên và tiếp tục nấu nướng.
Việc lau chùi bếp từ rất nhanh và đơn giản vì mặt bếp từ là mặt kính, chỉ cần lau chùi nhẹ nhàng đã sạch. Bởi vậy, bạn hãy nhớ việc lau chùi bếp. Lau chùi bếp thường xuyên sẽ chỉ mất của bạn vài phút mỗi ngày, trong khi mặt bếp luôn được sạch và giữ được tính thẩm mỹ cao nhất.
Sử dụng đúng cách có thể tăng tuổi thọ sử dụng của bếp từ thêm hàng chục năm. Ngay cả khi mới bắt đầu sử dụng bếp từ hay đã dùng bếp từ nhiều năm, bạn cũng nên lưu ý để không mắc phải những sai lầm khi dùng bếp từ trên đây.