Sử dụng máy ép chậm để ép nước hoa quả cho cả nhà, bạn đã từng gặp tình trạng máy ép chậm bị kẹt chưa? Tìm hiểu ngay nguyên nhân và cách khắc phục ở dưới đây.
Lắp máy chưa đúng cách
Nguyên nhân phổ biến thường gặp khiến máy ép chậm bị kẹt là sao bạn lắp máy chưa đúng cách. Cụ thể, bạn đã lắp máy chệch khỏi các ren hoặc lắp chưa đúng khớp nối.
Phải chú ý thao tác lắp máy đúng
Cách nhận biết rất đơn giản: khi bạn lắp máy xong, bắt đầu tiến hành ép mà thấy máy kêu to, rung lắc nhiều, thì nên tắt máy ngay. Tiến hành tháo máy ra, lắp lại một cách cẩn thận cho chính xác các khớp nối. Sau đó, bạn có thể tiếp tục ép nước hoa quả mà máy sẽ không bị kẹt nữa.
Cắt miếng hoa quả quá to
Các máy ép chậm có ống đựng nguyên liệu ép quá nhỏ, mà bạn lại cắt miếng hoa quả quá to, thì cũng sẽ khiến máy bị kẹt. Với các loại quả có kích thước nhỏ như dâu tây, nho,… thì bạn không cần cắt nhỏ hoa quả. Nhưng đối với các loại quả kích thước lớn như dưa hấu, dưa gang, lê,… thì bạn cần thiết phải cắt nhỏ chúng để ép.
Cắt miếng quả nhỏ vừa miệng máy ép
Kích thước lý tưởng để cắt nhỏ là miếng hoa quả phải nhỏ hơn miệng máy ép. Tùy thuộc loại máy ép mà bạn sử dụng, bạn sẽ biết cách chuẩn bị miếng ép hoa quả phù hợp. Tips nhỏ cho bạn là bạn có thể sử dụng 1 chiếc thớt sạch chuyên để cắt hoa quả. Cắt hoa quả bằng thớt sẽ khiến bạn cắt hoa quả nhanh hơn, kích thước chính xác như bạn mong muốn.
Ép rau nhiều xơ
Lý do dễ khiến máy ép chậm bị kẹt mà không ai ngờ tới chính là bạn ép loại rau có quá nhiều xơ. Rau má, rau diếp cá,… khi ép mà không ép lẫn với hoa quả sẽ khiến xơ rau cứng dễ kẹt lại trony máy, gây tắc máy, máy rung lắc, máy ngưng hoạt động.
Ép rau nhiều xơ lẫn với hoa quả
Xử lý vấn đề này rất đơn giản, bạn chỉ cần thêm hoa quả với tỷ lệ 1 rau : 1 quả hoặc 2 rau : 1 quả để ép. Loại quả đơn giản, dễ tìm mà lại phù hợp với hầu hết công thức nước ép rau chính là táo. Ép chậm rau má, ép chậm rau diếp cá, ép chậm rau cần tây,… bạn đều có thể thêm vào vài quả táo.
Hoặc, bạn cũng có thể lựa chọn cắt nhỏ rau theo chiều ngang để làm giảm độ dài, cứng của xơ rau, tạo điều kiện cho máy ép thuận tiện. Đơn giản hơn, bạn có thể tìm loại máy ép chậm chuyên ép rau.
Ép loại quả quá mềm
Quả có độ mềm, xơ dai, ít nước sẽ phù hợp với xay sinh tố hơn là ép nước. Một số loại quả trong danh sách này phải kể tới là chuối, đu đủ, bơ. Những loại quả quá mềm này không sử dụng với máy ép chậm vì dùng cho máy ép chậm dễ khiến máy bị kẹt và gây hỏng hóc không đáng có.
Chọn quả mọng nước để ép
Sử dụng máy ép chậm để ép nước, bạn nên ưu tiên những loại quả mọng nước vì sẽ ép được nhiều nước ép nguyên chất hơn. Dưa hấu, lê, táo, nho, dưa lê,… đều là những loại quả sẽ cho bạn ly nước nguyên chất đầy ắp khi ép đấy.
Ép lại xơ quả
Vì cho rằng máy ép chậm ép không đủ kiệt nước, bã quả vẫn còn nhiều nước, lãng phí nên một số người dùng cho bã/xơ vào ống đựng nguyên liệu ép để máy tiến hành ép lại lần hai. Cách làm này cũng có thể khiến máy bị tắc.
Bã quả ra khỏi máy không nên lấy ép lại
Vì xơ quả, bã quả đã ép lần 1 đã mềm và kiệt nước, ép lần hai khiến trục xoay ép của máy vẫn phải hoạt động. Khi không ép được nước ra, bã và xơ mềm này sẽ dính lại trục xoay máy ép, khiến máy hư hỏng. Bã, xơ mềm dính vào trục lưỡi ép cũng khiến bạn vệ sinh máy khó khăn hơn.
Để máy ép sạch, kiệt nước, nên ưu tiên đầu tư máy ép chậm tốt thay vì cố gắng nhồi nhét xơ, bã quả vào ép lại.
Với bài viết này, bạn đã biết cách “bắt bệnh” cho những chiếc máy ép chậm của gia đình mình rồi nhé.