Giãn cách xã hội tại nhiều tỉnh thành, một trong những vấn đề được nhiều người dân quan tâm nhất là tích trữ lương thực. Làm thế nào để có thể bảo quản được thực phẩm tốt nhất, hạn chế tối đa ra ngoài trong 14 ngày giãn cách? Bài viết sau đây sẽ cho bạn những bí quyết vô cùng hữu ích.
Sử dụng tủ lạnh dung tích lớn
Nên dùng tủ lạnh dung tích lớn để tăng không gian bảo quản
Đầu tiên, để việc thực hiện bảo quản thực phẩm trở nên dễ dàng, bạn cần có một chiếc tủ lạnh dung tích lớn. Các dòng tủ lạnh Side By Side Nhật Bản với dung tích lên đến 600-700L cho chúng ta không gian rộng, cất được rất nhiều đồ ăn. Hơn nữa, dùng tủ lạnh to cất thực phẩm còn giúp chúng ta hạn chế được việc phải ra ngoài mua thực phẩm nhiều lần.
Bọc giấy đối với trái cây tươi
Dùng giấy báo, giấy cũ để bọc táo, ổi,…
Hoa quả, trái cây tươi cung cấp rất nhiều Vitamin và các dưỡng chất để nâng cao sức đề kháng trong mùa dịch. Để bảo quản trái cây tươi, cách tốt nhất là bọc giấy với từng quả và cất trong tủ.
Nho rửa sạch cho vào hộp kín
Bạn có thể dùng giấy gói táo, lê, ổi, xoài,… để gói quả. (Lưu ý giấy gói này nên tái sử dụng nhiều lần để tránh lãng phí). Các loại quả có kích thước lớn như dưa hấu, dưa hoàng kim thì không cần bọc vỏ. Các quả có múi như mít, sầu riêng có thể bóc múi, cho vào hộp kín để ăn dần. Riêng đối với bơ, chuối,… thì nên để bên ngoài, không bảo quản tủ lạnh.
Luôn cất rau củ trong hộp
Cách cất rau tươi lâu nhất là nhặt sạch, hong cho ráo nước, cất trong từng hộp. Hầu như mọi loại rau bạn đều có thể cất trữ theo cách này như rau muống, rau cải, rau ngót,…
Cất rau, ngô, bí,… trong hộp
Đối với cà chua nên bảo quản ở nhiệt độ phòng cho cà chua chín, khi cà chua chín chúng ta rửa sạch, cắt nhỏ trữ trong hộp. Các loại rau mầm có thể ngâm ngập nước và cho cả hộp rau mầm ngâm nước vào tủ lạnh, giữ tươi được rất lâu.
Có thể cho trực tiếp rau vào ngăn rau của tủ
Các dòng tủ lạnh có ngăn rau củ riêng như tủ lạnh Hitachi, tủ lạnh Mitsubishi Nhật Bản,… thì bạn có thể bọc rau củ trong túi giấy rồi cất trực tiếp trong ngăn rau củ mà không cần cho vào hộp.
Chia nhỏ thịt, cá cấp đông cho từng bữa
Có hai cách để bảo quản thịt, cá đông lạnh. Thứ nhất: nấu chín thành món ăn, cất trong từng hộp nhỏ. Mỗi bữa ăn bạn có thể lấy ra một hộp để rã đông, hâm nóng lại và ăn ngay.
Chia nhỏ thịt cá cho vào từng hộp nhỏ
Cách thứ hai: trữ đông lạnh thịt, cá sống. Với cách làm này thì cần rửa sạch, để thật ráo nước thịt, cá, tôm,… sau đó cho khối lượng nhỏ vừa đủ với mỗi bữa ăn vào từng hộp nhỏ, cấp đông. Khi sử dụng chỉ lấy 1 hộp ra là đủ. Tránh cấp đông chung tất cả thịt, cá trong một túi lớn. Khi muốn chế biến bạn sẽ phải rã đông toàn bộ, rất mất thời gian và không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Muốn thịt, cá đông lạnh vẫn ngon và hạn chế mất chất dinh dưỡng, chúng ta có thể ứng dụng tủ lạnh có công nghệ cấp đông mềm như các dòng tủ Side By Side Nhật nội địa,…
Trữ đông các loại rau gia vị
Rau gia vị rất nhanh héo, nhưng không có rau gia vị thì các món ăn truyền thống của người Việt sẽ mất hẳn vị ngon vốn có. Làm thế nào để chúng ta bảo quản rau mùi, hành lá, ớt, riềng,…? Bí quyết bảo quản rau gia vị cho bạn là: cấp đông.
Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ, cấp đông
Hành lá, rau mùi có thể rửa sạch, cắt nhỏ và cho vào hộp cấp đông. Mỗi bữa ăn bạn xúc một thìa rau gia vị từ hộp đông lạnh, rau thơm ngon không kém gì rau tươi. Ớt có thể cấp đông nguyên quả hoặc rửa sạch, thấm khô, cho vào hộp nhỏ có lót giấy dưới đáy hộp, phủ thêm lớp giấy khác lên mặt hộp rồi bảo quản ngăn mát. Riềng, sả,… xay sẵn, cho vào hộp nhỏ, cấp đông lạnh.
Do việc cấp đông sẽ bảo quản được lâu nhất và tốt nhất các loại rau gia vị, chúng ta nên sở hữu những chiếc tủ lạnh có ngăn đông đủ to để cất hết các thực phẩm trên. Một số những chiếc tủ lạnh có ngăn đông cực lớn như vậy là: Tủ lạnh Mitsubishi MR-WX70C, Tủ lạnh Hitachi R-X670GV(X) 722L,…
Với những hướng dẫn bảo quản thực phẩm trên đây, chúng ta sẽ luôn có thực phẩm tươi ngon cho trong 14 ngày ở nhà hạn chế ra ngoài.