Bạn đang sử dụng hay chuẩn bị tìm mua lò vi sóng Nhật nội địa? Vậy thì bạn đừng bỏ qua bài viết này nhé.
Điện áp sử dụng là 100-110V
Có thể bạn chưa biết, lưới điện áp dân dụng tại Nhật Bản là 110V vì vậy các thiết bị điện tử của nước này cũng tương thích với điện áp nguồn 110V.
Tại Việt Nam, chúng ta đang sử dụng các thiết bị điện tử có điện áp nguồn 220V. Bởi vậy mà bất kỳ một chiếc lò vi sóng Nhật nội địa nào cũng cần có bộ đổi nguồn trước khi cắm điện sử dụng ở Việt Nam. Nếu không sử dụng bộ đổi nguồn, lò vi sóng của bạn có thể sẽ gặp sự cố chập cháy, dẫn đến hư hỏng đấy.
Không được cho kim loại vào lò
Cũng giống như những chiếc lò vi sóng thông thường trên thị trường, lò vi sóng Nhật tuyệt đối nghiêm cấm việc người dùng cho vật dụng kim loại vào lò. Ví dụ: bạn không được cho thực phẩm vào một tô inox và đặt vào lò để hâm nóng.
Không được phép cho kim loại vào lò
Ngoài ra, giấy bạc bọc thực phẩm cũng được làm từ nhôm nên không được sử dụng giấy bạc để gói thực phẩm trong lò vi sóng. Các vật dụng kim loại không hấp thụ phân tử nhiệt từ sóng vi ba nên sẽ gây phản ứng tóe lửa, bốc cháy rất nguy hiểm đấy.
Không được đặt lò trên nóc tủ lạnh
Vì diện tích bếp eo hẹp mà nhiều gia đình thiết kế chỗ đặt lò vi sóng trên nóc tủ lạnh. Nhưng đây không phải là vị trí bạn nên đặt lò vi sóng Nhật nói riêng và các loại lò vi sóng khác nói chung đâu nhé.
Có thể dùng kệ để đặt chung lò vi sóng và nồi cơm
Nếu không gian bếp của bạn quá nhỏ, bạn có thể lựa chọn sử dụng một chiếc lò vi sóng có dung tích nhỏ. Hoặc bạn có thể mua một chiếc kệ đựng có hai tầng, một tầng đặt nồi cơm điện, một tầng đặt lò vi sóng Nhật. Cách làm này vừa an toàn lại vừa tiết kiệm diện tích đáng kể, mà bạn vẫn không phải đặt lò bên trên nóc tủ lạnh.
Hạn chế cho khay, đĩa, hộp bằng nhựa vào lò
Nguyên tắc thứ ba khi sử dụng lò vi sóng Nhật nội địa là, bạn hãy hạn chế các loại khay, đĩa, hộp nhựa. Muốn hâm nóng hay rã đông thực phẩm, bạn nên cho thực phẩm vào đĩa gốm, đĩa sứ thông thường.
Chỉ nên dùng đĩa gốm/sứ để đựng thực phẩm trong lò
Vì nhiệt độ cao mà lò vi sóng sản sinh ra có thể khiến nhựa bị nóng chảy, hoặc khiến hộp nhựa thôi các hạt vi nhựa ra thực phẩm, rất độc hại cho sức khỏe.
Nên thường xuyên vệ sinh lò để tăng tuổi thọ sử dụng
Cuối cùng, dù có bận rộn đến mấy, bạn cũng nên vệ sinh lò vi sóng của mình thật thường xuyên. Đặc biệt là với những người sử dụng lò vi sóng để rã đông các loại thực phẩm sống, sau đó lại dùng lò vi sóng để hâm nóng thực phẩm chín. Lò vi sóng rất dễ trở thành nơi “trung chuyển” vi khuẩn từ thịt, cá sống được rã đông, sang những món ăn ngon lành mà bạn quay nóng để ăn liền.
Vệ sinh lò ít nhất 1 tuần/lần
Nên bọc kín thịt, cá khi rã đông, nên hâm nóng thực phẩm ăn liền trong bát đậy kín để không gặp tình trạng nhiễm khuẩn chéo do sử dụng chung một lò vi sóng cho cả thực phẩm sống, chín nhé. Việc lau chùi lò vi sóng thường xuyên cũng là một thói quen sử dụng rất tốt đấy.
Chúc các bạn sử dụng lò vi sóng Nhật an toàn, hiệu quả.