Nồi ủ đã trở nên khá phổ biến, nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng nồi ủ đúng cách. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá 6 sai lầm phổ biến khi sử dụng nồi ủ và cách khắc phục chúng để đảm bảo nồi ủ luôn hoạt động tốt nhất.
1. Không đun sôi thực phẩm trước khi ủ
Thực phẩm cần phải đun sôi trước khi ủ
Một trong những sai lầm phổ biến nhất là đặt thực phẩm vào nồi ủ mà không đun sôi trước. Nồi ủ không phải là thiết bị tạo nhiệt, nồi chỉ có tác dụng giữ nhiệt. Việc không đun sôi thực phẩm trước khi ủ sẽ làm cho thực phẩm không được nấu chín hoàn toàn hoặc mất nhiều thời gian hơn để chín.
Cách khắc phục
Luôn đảm bảo đun sôi thực phẩm trên bếp trước khi đặt vào nồi ủ, để nồi ủ có thể duy trì nhiệt độ đó và tiếp tục quá trình nấu chín.
2. Chọn sai dung tích nồi ủ
Sử dụng nồi ủ có dung tích không phù hợp với lượng thực phẩm cần nấu cũng là một lỗi thường gặp. Nếu nồi ủ quá lớn so với lượng thực phẩm, nhiệt sẽ không được giữ đều, làm chậm quá trình nấu. Ngược lại, nồi ủ quá nhỏ có thể làm tràn thực phẩm được hầm bên trong nồi.
Cách khắc phục
Chọn nồi có dung tích hợp lý với số người sử dụng
Chọn nồi ủ có dung tích phù hợp với nhu cầu của bạn. Nếu bạn thường nấu cho gia đình 2-3 người, nồi ủ dung tích 1.5 – 3 lít là đủ. Đối với gia đình lớn hơn hoặc khi bạn nấu lượng lớn thực phẩm, hãy chọn nồi ủ có dung tích từ 4 lít trở lên.
3. Đậy nắp không kín
Sử dụng nồi ủ phải đậy kín nắp nồi
Không đậy kín nắp nồi khi sử dụng nồi ủ sẽ làm mất nhiệt nhanh chóng, làm giảm hiệu suất giữ nhiệt của nồi ủ. Nồi ủ đậy nắp bị hở khiến thực phẩm không chín đều, không nhừ hoặc mất nhiều thời gian hơn để nấu chín.
Cách khắc phục
Luôn đảm bảo nắp nồi được đậy kín khi bạn bắt đầu ủ thực phẩm. Kiểm tra các khớp nối và vòng đệm để đảm bảo không có lỗ hở nào có thể làm thoát nhiệt. Nếu nắp nồi hoặc vòng đệm bị hỏng, hãy thay thế để duy trì hiệu quả giữ nhiệt tốt nhất.
4. Không kiểm tra nhiệt độ thường xuyên
Nhiều người dùng quên kiểm tra nhiệt độ thực phẩm trong quá trình ủ, dễ dẫn đến thực phẩm bị quá nhiệt hoặc không đủ nhiệt để chín. Mặc dù nồi ủ giữ nhiệt rất tốt, nhưng vẫn cần kiểm tra để đảm bảo thực phẩm luôn đủ nhiệt để chín mềm vừa tối.
Cách khắc phục
Nếu sử dụng nồi ủ thực phẩm từ 8 tiếng trở lên, nên kiểm tra thực phẩm 1-2 lần để đảm bảo nồi vẫn đang đủ nhiệt.
4. Không vệ sinh nồi đúng cách
Sau khi sử dụng, nhiều người không vệ sinh nồi ủ ngay, dẫn đến tích tụ dầu mỡ và thức ăn thừa, có thể gây mùi hôi hoặc mốc nồi, thậm chí làm nồi bị ám mùi. Việc không vệ sinh đúng cách cũng có thể làm giảm tuổi thọ của nồi ủ.
Cách khắc phục
Vệ sinh nồi ủ sau mỗi lần sử dụng. Rửa sạch lòng nồi và các phụ kiện bằng nước ấm và xà phòng nhẹ, sau đó lau khô kỹ lưỡng. Đối với vỏ ngoài, chỉ cần lau bằng khăn ẩm. Tránh sử dụng chất tẩy rửa mạnh hoặc cọ kim loại để không làm hỏng lớp chống dính hoặc bề mặt nồi.
Kết luận
Nồi ủ là một thiết bị hữu ích giúp nấu chín thực phẩm một cách tiết kiệm nhất. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa hiệu quả sử dụng nồi ủ, bạn cần tránh những sai lầm phổ biến trong quá trình sử dụng mà Công nghệ Nhật đã đề cập đến trên đây nhé.