Một vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải khi giặt sấy quần áo là quần áo bị co vải, khiến quần/áo ngắn đi nhiều và trở nên kém lịch sự khi mặc. Máy giặt sấy làm quần áo bị co vải phải xử lý như thế nào?
Nguyên nhân khiến quần áo bị co vải khi giặt sấy
Một trong những nguyên nhân chính khiến quần áo bị co vải là nhiệt độ giặt sấy quá cao. Các loại vải tự nhiên như cotton, len và lụa dễ bị co khi gặp nhiệt độ cao. Vì vậy, việc sử dụng chế độ giặt sấy với các chất vải này có thể làm co quần áo.
Sấy quá lâu có thể bị co vải
Thời gian sấy quá lâu cũng có thể làm co quần áo. Khi quần áo bị sấy quá lâu, các sợi vải sẽ bị co lại, dẫn đến hiện tượng quần áo bị co rút. Do đó, việc điều chỉnh thời gian sấy phù hợp là rất quan trọng để tránh tình trạng này. Nếu quần áo đã gần khô hoặc quần áo làm bằng chất liệu vải nhanh khô, nên sấy trong thời gian ngắn hơn để tránh quần áo bị co vải quá nhiều.
Giải pháp ngăn ngừa quần áo bị co vải khi giặt sấy
Máy giặt sấy thường có nhiều chế độ giặt sấy khác nhau. Hãy chọn chế độ phù hợp với loại vải của quần áo. Đối với các loại vải dễ bị co như cotton và len, hãy chọn chế độ giặt sấy ở nhiệt độ thấp và thời gian sấy ngắn hoặc không giặt sấy, chỉ giặt ướt và phơi khô thông thường.
Cách xử lý khi quần áo bị co vải
Quần áo co vải có thể dùng bàn là hơi nước
Nếu quần áo đã bị co vải, bạn có thể ngâm chúng trong nước ấm pha với một chút nước giặt trong khoảng 30 phút. Nước giặt giúp làm mềm vải, cho phép bạn kéo dãn vải nhẹ nhàng để quần áo trở về độ dài như lúc đầu.
Ngoài ra, bàn là hơi nước cũng là một công cụ hữu ích để xử lý quần áo bị co vải. Nếu quần áo sau khi sấy bị co quá nhiều, bạn dùng bàn là hơi nước làm mềm sợi vải, làm phẳng quần áo rồi kéo dãn quần áo trở lại kích thước ban đầu.
Kết luận
Máy giặt sấy mang lại nhiều tiện ích, nhưng cũng có thể gây ra vấn đề co vải cho quần áo. Trước khi giặt, bạn nên đọc kỹ nhãn mác trên áo quần xem loại áo quần của mình có cho phép sấy không, được sấy nóng ở nhiệt độ tối đa bao nhiêu. Từ đó có cách giặt sấy hợp lý cho trang phục của mình.