Trong quá trình sử dụng bếp điện từ, không phải ai cũng biết cách sử dụng sao cho vừa an toàn, tiết kiệm lại vừa giúp kéo dài tuổi thọ của chúng. Bài viết sẽ đưa ra một số lưu ý quan trọng trong quá trình sử dụng bếp từ để bạn và gia đình có thể sử dụng bếp từ đúng cách nhất.
1. Đảm bảo nguồn điện.
Bếp điện từ sử dụng điện năng để tạo từ trường cảm ứng và có công suất hoạt động rất lớn: 2000W với các loại bếp đơn, đôi đến 8-9000W với các loại bếp lớn hơn. Nếu không đảm bảo nguồn điện vào cho bếp thì rất dễ gặp hiện tượng sụt điện, chập điện, gây cháy nổ hoặc hỏng hóc cuộn dây từ. Để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như tránh làm hỏng thiết bị có giá khá cao này, chúng ta cần chú ý đặc biệt đến việc cung cấp điện cho bếp từ, nguồn điện cần ổn định. Tốt nhất là thiết kế một đường dây riêng biệt cho bếp, với thiết bị ngắt điện tự động đủ công suất. Nên sử dụng dây điện loại tốt, từ 5Am trở lên để đảm bảo cung cấp điện cho bếp.
2. Chú ý thông tin hiển thị của bếp.
Trong quá trình sử dụng, chắc hẳn bạn sẽ không thể tránh khỏi việc bấm nhầm nút. Vì vậy, bạn cần phải quan sát thông tin hiển thị của bếp thường xuyên để kịp thời điều chỉnh lại nhiệt độ, chế độ hoạt động của bếp. Để đảm bảo an toàn, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của sản phẩm khi mới mua về.
Chú ý quan sát thông tin hiển thị của bếp thường xuyên để kịp thời điều chỉnh lại nhiệt độ, chế độ hoạt động của bếp để đảm bảo an toàn.
3. Không nên để bếp hoạt động ở công suất tối đa.
So với bếp gas thì bếp điện từ có khả năng làm nóng nồi và làm chín thức ăn rất nhanh. Vì thế, nếu bạn cứ để bếp hoạt động ở mức công suất tối đa thì sẽ dễ xảy ra hiện tượng nồi bị cháy hay biến dạng. Khi nấu ăn với bếp điện từ, bạn chỉ nên cài đặt công suất ban đầu ở mức thấp, sau đó tăng dần lên khi thấy cần thiết.
5. Dùng dụng cụ nấu thích hợp.
Vì bếp điện từ có thể làm nóng rất nhanh nên bạn cũng phải sử dụng các loại dụng cụ nấu như muỗng, xẻng xào có khả năng chịu nhiệt tốt. Không nên sử dụng các vật dụng có cán tay cầm bằng kim loại khi nấu vì nó có thể khiến bạn bị bỏng, còn các vật dụng bằng nhựa thì có thể dễ bị nóng chảy.
6. Giữ cho bếp mát mẻ, khô thoáng và sạch sẽ:
Cần đặc biệt chú ý sử dụng bếp từ đúng cách để tránh những trường hợp quá nhiệt, vừa gây khó chịu, làm nóng nhà bếp, vừa giảm tuổi thọ của bếp từ, nhất là trong những ngày nắng nóng:
- Sau khi nấu nướng, mặt bếp từ sẽ bị nóng do nhiệt truyền từ nồi, chảo đã nấu. Không chạm tay vào mặt bếp vào lúc này hoạc lau chùi bếp với nước lạnh. Dễ gây bỏng hay nứt vỡ mặt kính.
- Mặt bếp từ làm bằng kính đặc biệt chịu lực chịu nhiệt, nhưng vẫn có thể bị xước, làm giảm độ bền của kính và mất thẩm mỹ. Tránh để những vật dụng bằng sắt thép như dao dĩa, thìa lên mặt bếp. Khi bạn vô ý cầm nắm lại để sử dụng có thể gây bỏng.
Không chạm tay vào mặt bếp lúc vừa nấu xong hoặc lau chùi bếp với nước lạnh dễ gây bỏng hay nứt vỡ mặt kính
- Bật bếp từ lên là nấu ngay. Bếp hoạt động lâu mà không có thức ăn trong nồi sẽ nóng rất nhanh, gây quá nhiệt, khó chịu và giảm tuổi thọ.
- Không rút điện hay đóng cầu dao ngay khi sử dụng xong bếp từ. Vì sau khi tắt bếp, quạt gió tản nhiệt của bếp vẫn hoạt động, bạn nên để cho quạt hoạt động, đến khi đèn báo nhiệt trên bếp tắt là được. Bản cũng nên đảm bảo không gian thông thoáng quanh bếp để bếp tản nhiệt nhanh hơn. Vừa dễ chịu cho người nội trợ vừa tăng tuổi thọ bếp. Nếu điều kiện nhà bếp có diện tích hẹp hoặc kín gió thì có thể dùng các loại máy hút khử mùi thông gió.
- Do quạt giải nhiệt được gắn phía dưới nên khi sử dụng, mọi người cũng không nên lót báo hoặc vải ngay bên dưới vì sẽ che khuất luồng khí lưu thông vào đáy bếp từ.
- Không làm đổ nước ra bếp: Bếp điện từ không sinh nhiệt trực tiếp, nên người dùng sẽ không cảm thấy nóng khi chạm vào mặt bếp đang nấu. Ngoài ra, nếu không bền mặt thiết bị có ướt cũng không giống như bếp gas là bị dập lửa hay bếp hồng ngoại là bốc khói và bay hơi nước. Tuy nhiên, không thể do thế mà chủ quan, nếu không may làm đổ bếp ra nước phải nhanh chóng lau khô và sạch, và tuyệt đối cẩn thận trong vấn đề này. Có thể nước sẽ không ảnh hưởng đến bề mặt của sản phẩm nhưng nếu không may chảy xuống bên dưới có thể ảnh hưởng đến các thiết bị bên trong.
7. Sử dụng tiết kiệm điện.
Có một mẹo bạn cần lưu ý để tiết kiệm điện đó là tắt bếp trước khoảng vài phút khi quá trình nấu ăn hoàn thành. Lượng nhiệt còn lại trên bếp đủ để nấu thức ăn trong vài phút cuối cùng. Cách này chỉ có thể áp dụng cho các món hầm và xào.
Trên đây là một số lưu ý quan trọng khi sử dụng bếp từ để đun nấu trong gia đình. Mong rằng với những kinh nghiệm này, gia đình bạn sẽ hoàn toàn yên tâm trong quá trình sử dụng và kéo dài được tuổi thọ của bếp.
Bếp từ đơn Toshiba IC-20S3PV
1.520.000đBếp từ Panasonic KY-A227EKRA
16.090.000đBếp từ Panasonic KZ-L32AS
10.300.000đ