Một chiếc nồi cơm điện tốt không chỉ là một nồi cơm điện đẹp, bền, giá cả phải chăng mà còn phải mang đến cho nhà bạn những bữa ăn ngon, nhanh và tiết kiệm năng lượng. Để tìm được chiếc nồi cơm phù hợp bạn cần xét đến những tiêu chí như: loại nồi, kiểu dáng, dung tích nấu, chất liệu lòng nồi… Cùng tìm hiểu từng tiêu chí qua bài viết dưới đây.
1. Chọn nồi cơm điện phù hợp theo loại nồi.
Các loại nồi cơm điện thông dụng nhất hiện nay mà bạn có thể tham khảo thông qua những chức năng của nó:
- Nồi cơm điện thông thường chỉ có chức năng nấu cơm và giữ ấm, và thường chỉ có một công tắc để hoạt động.
Nồi cơm điện thường với chức năng nấu đơn giản.
- Nồi cơm điện tử: Với nhiều chế độ nấu tự động như: nấu cháo, nấu gạo lức, làm bánh, nấu súp… có chức năng hẹn giờ, kèm nhiều công nghệ nấu hiện đại sẽ giúp cơm được ngon hơn.
Nồi cơm điện tử nhiều chức năng nấu hiện đại hơn.
- Nồi cơm điện cao tần: Nồi cơm điện cao tần sử dụng công nghệ cảm ứng từ đun nấu không tiếp xúc, tức là làm nóng trực tiếp nồi cơm chứ không qua mâm nhiệt (tương tự như cơ chế hoạt động của bếp từ) giúp nấu cơm ngon và bảo toàn dưỡng chất trong gạo. Nồi cao tần cũng tương tự như nồi cơm điện tử, có menu nấu tự động cùng những công nghệ nấu hiện đại.
Nồi cơm điện cao tần có nhiều chức năng nấu hiện đại hơn nữa và nấu cơm bảo toàn được dưỡng chất trong gạo.
Tùy thuộc vào nhu cầu của từng gia đình, nếu gia đình bạn chỉ muốn có một chiếc nồi nấu cơm, giữ ấm đơn giản và giá cả phải chăng thì nên chọn loại nồi cơm điện thông thường. Còn nếu muốn nấu cơm ngon, dẻo cùng nhiều chức năng, chế độ nấu hiện đại, có menu nấu tự động… thì có thể chọn mua nồi cơm điện tử hoặc đặc biệt là loại nồi cơm điện cao tần, nấu cơm đảm bảo ngon và giữ được nguyên vẹn dưỡng chất. Những loại nồi cơm này tuy giá sẽ cao hơn nhưng chất lượng cơm nấu thì hoàn toàn xứng đáng với tầm tiền bỏ ra.
2. Chọn nồi phụ thuộc vào dung tích.
Dung tích của nồi cơm điện tương ứng với lượng gạo tối đa mà bạn có thể nấu trong 1 lần do vậy nên.Tùy theo nhu cầu số lượng người sử dụng mà bạn cần chọn mua nồi cơm điện cho phù hợp: Ví dụ nếu nấu cho 1 ~ 2 người ăn thì bạn nên chọn mua loại nồi dưới 1 lít, nấu cho 2 ~ 4 người ăn thì bạn nên chọn mua loại nồi từ 1 ~ 1.5 lít, nồi từ 1.6 ~ 2 lít sẽ phù hợp cho 4 đến 6 người ăn. Và nồi trên 2 lít sẽ phù hợp cho những gia đình có trên 6 người ăn.
Bạn cũng nên lưu ý, nồi càng lớn thì kích thước sẽ to, cũng nên cân nhắc thêm kích thước gian bếp nhà mình để chọn kích thước cũng như dung tích nồi cho phù hợp nhé.
3. Lựa chọn chất liệu lòng nồi.
Một điểm quan trọng cần chú ý khi chọn nồi cơm điện là chất liệu của lòng nồi bên trong. Thông thường hiện nay có 2 loại hợp kim chính được sử dụng để làm lòng nồi cơm điện đó là hợp kim nhôm và gang.
Chất liệu hợp kim nhôm nhẹ và dễ sử dụng hơn, cho thời gian gia nhiệt nhanh hơn nhưng hiệu quả giữ ấm sẽ không bằng nồi bằng gang.
Lòng nồi hợp kim nhôm nhẹ và dễ sử dụng.
Nên chọn lòng nồi làm bằng gang vì lòng nồi bằng nhôm thường nóng nhanh nhưng toả nhiệt không đều nên cơm cũng sẽ chín không đều bằng. Tuy nhiên cũng có lưu ý là lòng nồi gang có trọng lượng nặng hơn, do đó cần cẩn thận trong sử dụng để hạn chế va đập dễ gây hư hại.
Lòng nồi gang dầy hơn, giữ nhiệt tốt và nấu ngon cơm hơn.
Hiện nay tất cả các loại nồi cơm điện đa số đều được tráng men chống dính bên trong lòng nồi hoặc phủ hoàn toàn nồi giúp hạn chế việc cơm cháy bám dính vào lòng nồi, dễ dàng vệ sinh hơn. Ngoài ra, độ bền lớp chống dính của các loại nồi rất khác nhau nên bạn cần chú ý chọn mua của các nhãn hiệu uy tín để đảm bảo hơn.
4. Chọn theo kiểu dáng thiết kế của nồi.
Nồi cơm điện hiện nay chủ yếu được thiết kế với 2 kiểu dáng chính là nắp gài và nắp rời.
- Với nồi cơm điện nắp gài: việc vệ sinh nồi có vẻ không dễ dàng như đối với nồi cơm điện nắp rời, bởi bạn không thể tháo rời phần nắp để rửa sạch cặn thức ăn hoặc cơm khô bám trên nắp nồi và các khe hở trên phần nắp. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của nhiều mẹ thì nồi gài sẽ cho cơm ngon hơn, ít bị nát và giữ dinh dưỡng tốt hơn do hơi nước ít bị thoát ra trong lúc nấu.
- Với nồi cơm điện nắp rời: việc vệ sinh nắp nồi rất dễ dàng. Bạn có thể rửa và lau chùi sạch sẽ phần nắp nồi mà không sợ cặn thức ăn hay mùi thức ăn lâu ngày bám vào. Tuy vậy, cơm không được giữ nóng lâu và đôi khi nấu quá nhiều cơm cũng có thể bị trào.
5. Các đặc điểm khác.
Để chọn được một chiếc nồi cơm điện tốt thì ngoài những kinh nghiệm chọn nồi cơm điện trên bạn cũng cần chú ý đến những đặc điểm khác của chiếc nồi như:
- Chỗ nấu cơm nhà bạn có cách xa ổ điện không để từ đó quyết định nên chọn dây cắm dài hay ngắn.
- Khi mua nồi bạn nên đọc kỹ hướng dẫn hay nhờ tư vấn từ người bán hàng để chọn chiếc nồi có điện áp phù hợp với hệ thống điện nhà bạn.
- Để dễ dàng cho việc kiểm tra cơm có chín đều không hay quan sát quá trình nấu cơm thì tốt hơn hết bạn nên chọn chiếc nồi có nắp làm bằng thủy tinh.
- Để tránh tình trạng cơm bị nát thì nên chọn nồi có lỗ thoát hơi nước lớn một chút.
- Để tiện cho việc đi chuyển bạn nên chọn nồi có quai xách, dây điện có thể rút gọn hoặc tháo rời.
6. Các tiêu chí khác.
- Lựa chọn theo nhãn hiệu:
Chất lượng luôn đi kèm với thương hiệu đây là một kinh nghiệm chọn nồi cơm điện mà các bạn nên lưu ý. Vì vậy, để chắc chắn chọn được chiếc nồi tốt thì các bạn nên tìm đến với những nhãn hiệu lớn, có tên tuổi như: Toshiba, Panasonic, Sharp… Ngoài chất lượng tốt thì khi đến với những thương hiệu này bạn còn nhận được nhiều lợi ích khác như: dịch vụ chăm sóc khách hàng, chế độ bảo hành, có nhiều sự lựa chọn.
- Lựa chọn dựa vào giá cả.
Tùy vào ngân sách của mỗi gia đình, các bạn để lựa chọn cho mình một chiếc nồi phù hợp. Nếu bạn là người dư dả thì không nên bỏ qua một chiếc nồi hiện đại, cao cấp với nhiều chức năng tiện dụng như các loại nồi cơm điện tử hay nồi cơm điện cao tần. Còn nếu tài chính của bạn không dư giả lắm thì cũng vô vàn những sản phẩm nồi cơm điện tầm trung phù hợp với nhu cầu của mình để bạn lựa chọn.
Với những kinh nghiệm chọn nồi cơm điện ở trên hy vọng các bạn có thể chọn được một chiếc nồi ưng ý nhé. Ngoài ra, các bạn có thể tìm hiểu thêm về các dòng nồi cơm điện cao tần nấu cơm ngon và vô cùng hiện đại trên congnghenhat.com.