Không chỉ giữ lại tối đa các chất dinh dưỡng, nước ép chậm còn có hương vị thơm ngon, dễ uống, rất phù hợp để bồi bổ cho sức khỏe mẹ và bé. Dưới đây là danh sách 7 loại nước ép chậm tốt nhất cho sức khỏe mẹ và bé mà bạn nên thử.
1. Nước ép chậm cà rốt
Cà rốt là nguồn cung cấp beta-carotene phong phú, giúp cải thiện thị lực và làm đẹp da. Đặc biệt, cà rốt còn chứa nhiều vitamin A, K và chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cả mẹ và bé.
Nên chọn cà rốt ta củ nhỏ, giữ được nhiều dinh dưỡng
Cách làm nước ép cà rốt
Rửa sạch cà rốt, cắt thành miếng nhỏ và cho vào máy ép chậm. Bạn có thể kết hợp cà rốt với táo hoặc cam để tăng hương vị
2. Nước ép cải xoăn (kale)
Cải xoăn chứa nhiều vitamin K, C và A, cùng các chất chống oxy hóa giúp thanh lọc cơ thể và bảo vệ tế bào khỏi oxy hóa. Đây là lựa chọn hoàn hảo để bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mẹ và bé.
Cách làm nước ép chậm cải xoăn
Rửa sạch cải xoăn, tách lá và cắt nhỏ. Ép kết hợp cải xoăn với dứa hoặc táo để giảm bớt vị đắng tự nhiên của cải, cũng như để nước ép dễ uống hơn
3. Nước ép củ dền
Ép nước củ dền uống rất bổ máu
Củ dền giàu sắt và folate, giúp cải thiện tuần hoàn máu và tăng cường sức khỏe tim mạch. Nước ép chậm với củ dền cũng có tác dụng thanh lọc gan và hỗ trợ tiêu hóa, đặc biệt có lợi cho các mẹ sau sinh.
Cách làm nước ép chậm từ củ dền
Rửa sạch và gọt vỏ củ dền, cắt thành miếng nhỏ. Kết hợp củ dền với cà rốt hoặc táo để tạo nên hương vị dễ uống. Chú ý uống lượng nhỏ củ dền nếu bạn thường xuyên bị lạnh bụng, do củ dền có tính hàn, không nên sử dụng liều lượng lớn mỗi lần.
4. Nước ép chậm dưa chuột
Nước ép chậm dưa chuột ít đường, tính hàn
Dưa chuột chứa nhiều nước và chất chống oxy hóa, giúp làm mát cơ thể hiệu quả. Dưa chuột lại có nồng độ đường rất thấp, cực kỳ phù hợp cho các mẹ sau sinh muốn dưỡng da, giữ dáng. Đây là loại rau củ lý tưởng để làm nước ép giải khát trong những ngày nóng bức.
Cách làm nước ép dưa chuột
Rửa sạch dưa chuột, cắt thành miếng nhỏ và cho vào máy ép chậm. Nước ép dưa chuột khá nhạt, bạn có thể thêm chanh hoặc bạc hà để tăng thêm hương vị thơm cho nước ép, thêm mật ong hoặc lê, táo để nước ép có vị ngọt dễ uống.
5. Nước ép cần tây
Nước ép cần tây mát, giàu chất xơ hòa tan
Cần tây chứa nhiều nước, chất xơ và vitamin K, giúp thanh lọc cơ thể và hỗ trợ giảm cân. Nước ép cần tây còn có tác dụng chống viêm và cải thiện hệ tiêu hóa.
Cách làm nước ép chậm cần tây
Rửa sạch cần tây, cắt thành khúc nhỏ và cho vào máy ép chậm. Nếu chưa quen các loại nước ép rau, nên ép cần tây với táo hoặc trái cây khác theo tỷ lệ 1:1 để làm giảm mùi hăng của cần tây. Uống nước ép cần tây nguyên chất rất tốt tuy nhiên nước ép cần tây có mùi hăng nên bạn hãy tập uống từ từ với liều lượng nhỏ.
6. Nước ép cà chua
Cà chua giàu lycopene, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ da và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Nước ép cà chua còn giúp cải thiện sức khỏe tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch. Đây là loại nước ép rất có lợi cho sức khỏe của mẹ, giúp nguồn sữa mẹ dồi dào dinh dưỡng để nuôi con.
Cách làm nước ép cà chua
Rửa sạch cà chua, cắt thành miếng nhỏ và cho vào máy ép chậm. Bạn có thể thêm một chút muối hoặc húng quế để tăng thêm hương vị cho nước ép cà chua.
7. Nước ép táo
Táo chứa nhiều vitamin C và chất xơ, giúp tăng cường hệ miễn dịch và duy trì sức khỏe tim mạch. Nước ép táo đặc biệt rất dễ uống vì có mùi thơm và vị ngọt, trẻ nhỏ cũng có thể sử dụng.
Cách làm nước ép chậm táo
Rửa sạch táo, gọt vỏ và cắt thành miếng nhỏ. Kết hợp táo với cà rốt hoặc cần tây để tạo ra ly nước ép thơm ngon và bổ dưỡng.
Kết luận
Nước ép chậm từ các loại rau củ quả không chỉ mang lại những ly nước ép thơm ngon mà còn cung cấp nhiều vitamin quý giá cho sức khỏe mẹ và bé. Thay vì bổ sung các loại vitamin tổng hợp, hãy thử bổ sung vitamin “tươi” từ nước ép nhé/./