Không ít người gặp phải vấn đề quần áo len bị dão sau khi giặt bằng máy giặt. Hiện tượng dão vải không chỉ làm mất dáng trang phục mà còn khiến đồ len nhanh chóng trở nên cũ kỹ. Vậy, khi giặt đồ len bị dão, làm thế nào để xử lý hiệu quả và giữ cho trang phục len luôn bền đẹp?
1. Nguyên nhân đồ len bị dão khi giặt bằng máy giặt
Có nhiều nguyên nhân khiến đồ len bị dão khi giặt
- Nhiệt độ nước quá cao: Một trong những nguyên nhân chính khiến đồ len bị dão là do giặt ở nhiệt độ nước quá cao. Khi tiếp xúc với nước nóng, các sợi len có thể giãn nở và mất đi độ co dãn ban đầu, dẫn đến tình trạng dão vải.
- Chế độ giặt không phù hợp: Máy giặt có nhiều chế độ khác nhau, nhưng không phải chế độ nào cũng phù hợp cho việc giặt đồ len. Nếu bạn sử dụng chế độ giặt mạnh, sợi len sẽ bị kéo dãn và hư hỏng. Đồ len cần được giặt ở chế độ nhẹ, với tốc độ vắt thấp hoặc thậm chí là không vắt.
- Sử dụng quá nhiều chất tẩy rửa
Sử dụng quá nhiều bột giặt hoặc nước giặt có chất tẩy mạnh cũng là lý do khiến len bị dão. Các hợp chất tẩy rửa mạnh có thể làm giảm độ đàn hồi và khiến vải len mất đi độ mềm.
2. Cách xử lý đồ len bị dão sau khi giặt
- Ngâm đồ len trong nước ấm và giấm
Một cách đơn giản để khắc phục đồ len bị dão là ngâm trong hỗn hợp nước ấm và giấm. Bạn chỉ cần chuẩn bị một chậu nước ấm (khoảng 30-40 độ C) pha thêm một ít giấm trắng, sau đó ngâm đồ len trong khoảng 20-30 phút. Giấm giúp sợi len co lại, khôi phục độ đàn hồi tự nhiên. Sau khi ngâm, bạn nhẹ nhàng vắt khô và phơi ở nơi thoáng mát.
- Phơi khô đúng cách
Sau khi xử lý xong, việc phơi khô đồ len cũng cần được chú ý. Không nên phơi dưới ánh nắng trực tiếp hoặc treo bằng móc vì sẽ làm sợi len kéo dãn hơn. Thay vào đó, bạn nên trải đồ len phẳng trên một chiếc khăn bông hoặc bề mặt phẳng, để khô ở nơi thoáng gió.
3. Cách giặt và bảo quản đồ len đúng cách
Quần áo len nên cho vào túi giặt
Nhiều máy giặt hiện đại được trang bị chế độ giặt len chuyên dụng với chu trình nhẹ nhàng, giúp bảo vệ sợi vải. Khi giặt đồ len bằng máy, hãy chọn đúng chế độ này để giảm thiểu tình trạng dão vải. Nếu máy giặt không có chế độ giặt len, bạn nên chọn chế độ giặt tay hoặc giặt nhẹ với nước lạnh.
Để tránh sợi len bị kéo dãn khi giặt, bạn nên đặt đồ len vào túi giặt trước khi cho vào máy. Túi giặt giúp hạn chế ma sát và kéo căng trong quá trình giặt.
Sau khi giặt xong, hãy nhẹ nhàng bóp để nước thoát ra và để khô tự nhiên trên bề mặt phẳng. Phơi đồ len đúng cách sẽ giúp giữ được phom dáng và độ bền của sợi vải.
4. Những lưu ý khi sử dụng và bảo quản đồ len
Bạn không cần phải giặt quá thường xuyên như các loại vải khác. Đối với áo len hoặc khăn len, bạn chỉ cần giặt sau khi mặc từ 3-5 lần. Giặt quá thường xuyên sẽ làm áo len nhanh bị dão, hỏng.
Giặt quá thường xuyên cũng khiến đồ len nhanh hỏng
Khi không sử dụng, đồ len nên được cất giữ trong túi vải hoặc hộp bảo quản để tránh ẩm mốc và côn trùng. Không nên treo đồ len trong tủ quần áo vì sợi vải sẽ dễ bị kéo dãn theo trọng lượng. Thay vào đó, hãy gấp gọn và để nơi khô ráo.
Kết luận
Giặt đồ len bằng máy giặt có thể dẫn đến hiện tượng dão vải nếu không cẩn thận, nhưng bạn hoàn toàn có thể khắc phục tình trạng này nếu áp dụng những gợi ý của chúng tôi đấy.